QUỐC TỊCH TỐT NHẤT: ĐÂU LÀ LỰA CHỌN KHẢ DĨ NHẤT?
Quốc tịch tốt nhất – Trước khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu, hộ chiếu Mỹ cho phép người sở hữu nhập cảnh đến 184 quốc gia và là một trong những quyển hộ chiếu du lịch quyền lực nhất.
Nhưng vào đỉnh điểm của đại dịch, những người sở hữu hộ chiếu Hoa Kỳ chỉ được phép nhập cảnh vào 29 quốc gia mà thôi.
Khoảng 166 quốc gia đã quyết định cấm nhập cảnh đối với người Mỹ trước những lo ngại về tình trạng lây nhiễm virus corona trên diện rộng các vùng lãnh thổ của quốc gia này. Hoa Kỳ là nơi sinh sống của 4% dân số thế giới, nhưng lại chiếm đến khoảng 1/4 tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu. Số ca tử vong rất lớn và cách giải quyết khủng hoảng của Chính phủ trong đại dịch được đánh giá chung là không có hiệu quả.
Thời điểm đó, hộ chiếu Mỹ không còn giữ được vị trí quyền lực như trước. Nhà đầu tư tìm kiếm quốc tịch tốt nhất dần chuyển hướng sang các quốc gia khác như một kế hoạch dự phòng và hộ chiếu thứ hai vẫn rất cần thiết đối với họ.
Ở nhiều quốc gia, việc nhập quốc tịch tương đối dễ dàng, chỉ cần nhà đầu tư cư trú tại quốc gia đầu tư trong một số năm nhất định (thường tính theo năm). Hiện tại, muốn chờ đợi sở hữu quyển hộ chiếu thứ hai mà phải mất đến tận 5 năm. Đó là một khoảng thời gian dài.
Chương trình Đầu Quốc tịch (CIP)
Do đó, nhà đầu tư có một lựa chọn khác nhanh chóng hơn đó là tham gia các Chương trình Đầu tư Quốc tịch tốt nhất (CIP). Nhược điểm của chương trình là mức phí đầu tư có thể lên đến hàng trăm nghìn đô la, thường dưới hình thức đóng góp cho Chính phủ hoặc mua bất động sản. Nếu nhà đầu tư có đủ khả năng đầu tư, chỉ trong ít nhất là vài tháng đã có thể tự tin sở hữu quyển hộ chiếu mới trong tay.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai hàng chục chương trình, và hiện nay, nhằm khắc phục suy thoái kinh tế do hậu quả của đại dịch toàn cầu, các chương trình đang được thực hiện với mức đầu tư hợp lý hơn, đồng thời cũng có nhiều chương trình mới ra đời.
Chương trình Đầu Quốc tịch Caribbean
Các quốc gia từ vùng Caribe đến các quốc gia Lục địa cũng đang tạo nhiều điều kiện cho việc cư trú thời gian dài, cấp “Quyền cư trú” và triển khai các chương trình khác thu hút nhà đầu tư đến sống, làm việc từ xa và hưởng thụ. Các quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch và hy vọng rằng những ưu đãi này sẽ ít nhất mang về cho đất nước nguồn lợi đã thất thoát từ phần thu nhập mà khách du lịch đem đến trước khi xảy ra dịch bệnh.
Dưới đây là 5 chương trình đầu tư để sở hữu hộ chiếu thứ hai và được cấp phép cư trú ở nước ngoài. Một số là chương trình mới, một số là chương trình hiện có nhưng với mức phí đầu tư giảm theo chính sách ưu đãi của từng quốc gia:
Chương trình Đầu tư Quốc tịch giảm chi phí ở St. Kitts và Nevis
Chương trình Đầu tư Quốc tịch giảm chi phí ở St. Kitts và Nevis là chương trình lâu đời nhất ra mắt vào năm 1984 và là cơ sở cho tất cả các chương trình tương tự sau này. Chương trình mở ra hai con đường sở hữu hộ chiếu thứ hai đó là thông qua quyên góp từ thiện cho Chính phủ hoặc mua bất động sản được ủy quyền.
Để đối phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ St. Kitts và Nevis đã quyết định giảm số tiền quyên góp cần thiết từ mức 195.000 USD xuống còn 150.000 USD, ưu đãi có hạn đến ngày 31/12/2021. Với mức đầu tư này, nhà đầu tư và gia đình có tối đa 4 người có quyền được cấp hộ chiếu.
Khoản đầu tư bất động sản tối thiểu không thay đổi với mức 200.000 USD, có thể bán lại tài sản này sau 7 năm hoặc đầu tư mức 400.000 USD và có thể bán lại sau 5 năm.
Hộ chiếu St. Kitts and Nevis cho phép người sở hữu miễn thị thực nhập cảnh đến 157 quốc gia.
Chương trình đầu tư quốc tịch ở St. Lucia trong đại dịch COVID-19
Năm ngoái, St. Lucia đã đưa ra cơ hội ưu đãi cho chương trình đầu tư quốc tịch trong đại dịch Covid-19. Đây là trái phiếu Chính phủ không chịu lãi suất trị giá 250.000 USD, chương trình có hạn đến ngày 31/12/2021.
Ngoài ra, Chính phủ St. Lucia đã thực hiện những thay đổi này trong các yêu cầu tham gia chương trình:
- Mức quyên góp mới cho Quỹ Kinh tế Quốc gia là 100.000 USD cho một đương đơn và 140.000 USD cho một cặp vợ chồng (mức phí trước đây là 165.000 USD).
- Mức đóng góp tối thiểu cho một gia đình 4 người theo yêu cầu hiện là 150.000 USD (trước đây là 190.000 USD).
- Mức đóng góp của bất kỳ người thân phụ thuộc nào của nhà đầu tư hiện là 15.000 USD (trước đây là 25.000 USD).
Nhà đầu tư có thể đáp ứng đủ điều kiện bằng cách đầu tư bất động sản với mức phí ít nhất là 300.000 USD hoặc đầu tư mở doanh nghiệp với mức phí ít nhất là 3.500.000 USD.
Hộ chiếu của St. Lucia cho phép người sở hữu nhập cảnh miễn thị thực đến 146 quốc gia.
Chương trình Đầu tư Quốc tịch mới ở Antigua và Barbuda
Tháng 3 năm 2013, Thượng viện Antigua và Barbuda đã bỏ phiếu thành lập Chương trình đầu tư quốc tịch để thúc đẩy tăng trưởng ở quần đảo. Tháng 5 năm nay, Chính phủ Antigua và Barbuda đã đưa ra một lựa chọn đầu tư thay thế là quyên góp cho Quỹ Đại học Tây Ấn.
Mức đóng góp được yêu cầu cho một gia đình 6 người giảm từ 185.000 USD xuống 150.000 USD. Nhờ đó, chương trình trở nên hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư muốn đăng ký tham gia cho gia đình đông thành viên.
Với quyển hộ chiếu Antigua và Barbuda trong tay, nhà đầu tư sẽ được nhập cảnh miễn thị thực đến 151 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh và Khu vực Schengen.
Portico & Bridge là một tập đoàn di trú và tư vấn định cư với hơn 35 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ hơn 50 chuyên gia uy tín trên toàn thế giới. Để có nhiều thông tin hơn về chương trình, vui lòng liên hệ Portico & Bridge để được hỗ trợ chi tiết.
Gọi ngay cho chúng tôi tại 0909.898.758
Tại PORTICO & BRIDGE, “Your Children, We Care”.