Câu chuyện Passport và suy nghĩ về quyền con người của Mr. Trafford Busuttil
Mỗi một cột mốc trong quá khứ là một sự lí giải cho bản thể của mỗi cá nhân trong hiện tại. Đôi khi chỉ một sự kiện tưởng như rất nhỏ, rất bình thường. Nhưng lại có nguồn sức mạnh đủ lớn để thay đổi cả cuộc đời của một con người. Cột mốc đầu trong sự nghiệp của tôi gắn liền với câu chuyện passport mà tôi sắp chia sẻ cho các bạn trong bài viết dưới đây. Đây cũng là nguyên do tôi gắn đời mình với con đường định cư.
Câu chuyện Passport từ rất nhiều năm vềtrước….
Rất nhiều năm về trước, vào những năm đầu của sự nghiệp khi tôi còn hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Tôi từng có một chuyến đi công tác từ Ý qua Anh. Chuyến bay của tôi xuất phát trực tiếp từ sân bay Fiumicino của Ý để qua sân bay Heathrow tại London.
Ngày hôm đó, vì một số trục trặc với khách sạn tôi phải ra sân bay sớm hơn gần 2 tiếng trước giờ bay. Tôi cứ nghĩ sẽ thực nhàm chán khi phải đi lòng vòng ở sân bay trong gần 2 tiếng đồng hồ như vậy. Ừ thì thực là nhàm chán…. Thế nhưng, sự nhàm chán của tôi thực không tính là gì. Khi tôi gặp một gia đình nọ đã “vật vờ” ở sân bay Fiumicino 4 ngày liên tiếp.
Cuộc gặp gỡ định mệnh…
Tôi gặp họ ở hàng ghế chờ ở cổng chuyến bay qua London. Một gia đình 4 người với đống hành lý ngổn ngang và gương mặt mệt mỏi. Để phá vỡ khoảng “thời gian chết” của mình tôi có tiến lại để trò chuyện cùng họ. Sau một cuộc nói chuyện ngắn tôi mới biết được rằng: thì ra họ là một gia đình đến từ Iraq. Họ có người thân ở London. Người thân đang muốn bảo lãnh họ qua đó. Chuyến bay này của họ quá cảnh tại sân bay Fiumicino – Ý.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng tại thời điểm đó Trung Đông đang có chiến tranh vùng vịnh. Chính Phủ Anh vì lo sợ các vấn đề về an ninh đã siết chặt nhập cảnh. Thực hiện hoãn nhập cảnh tạm thời đối với công dân bất cứ nước nào đang xảy ra chiến sự. Mà sở dĩ quyền lực của hộ chiếu Iraq cũng không cao. Việc xử lý hồ sơ vì vậy lại càng trì trệ hơn. Hôm nay đã là ngày thứ 4 họ bị mắc kẹt ở sân bay. Và họ phải luôn túc trực ở đây để đợi thông tin. Thời điểm đó họ vẫn chưa biết bao giờ hồ sơ của mình mới có thể được Chính Phủ Anh chấp thuận.
Tôi ngồi với họ suốt thời gian còn lại. Câu chuyện của họ thực sự đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi vẫn còn nhớ như in ánh mắt bé trai nhìn tôi lúc tôi qua cổng sân bay. Cho tới tận lúc lên máy bay, xuống sân bay Heathrow ánh mắt đau đáu ấy vẫn ám ảnh tôi không buông.
Rồi tôi tự hỏi nếu Passport của họ là passport khác thì liệu mọi chuyện có khác?
Tôi bắt đầu suy nghĩ về quyền con người và tương lai của những đứa nhỏ. Càng suy nghĩ tôi lại càng chiêm nghiệm được rằng quyền của con người không phải luôn luôn được bảo hộ. Thực tế rằng nó còn rào cản bởi rất nhiều yếu tố. Mà trong câu chuyện của tôi nó lại bị ngăn cản bởi cái passport và nơi họ được sinh ra.
Còn cả những đứa trẻ của gia đình nọ nữa. Tương lai của những đứa trẻ đó sẽ ra sao nếu không được nhập cảnh vào London? Cuộc sống của gia đình họ sẽ rẽ sang hướng nào? Nếu lúc đó họ quay trở lại Syria cũng tức là quay trở lại vùng loạn lạc. Những đứa trẻ ấy tất nhiên sẽ không được hưởng những quyền lợi mà đáng ra chúng phải được hưởng. Công bằng nào dành cho chúng?
Nhớ lại những đứa trẻ ở Malta – quê hương của tôi. Chúng được lớn lên trong sự đủ đầy trong sự bao bọc và bảo vệ của Chính Phủ bởi quyền con người. Tôi cũng vậy, cũng chính vì lớn lên trong môi trường đó. Mà tôi cũng nghiễm nhiên mà nghĩ rằng trẻ con ở mọi nơi trên thế giới cũng sẽ đều như thế. Sự thật chứng minh rằng tôi đã sai! Ngay những đứa trẻ ở Iraq này thôi, nay tương lai của chúng còn chưa được xác định, những quyền lợi con người trở nên mờ hồ…Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ vô tội ấy.
Một quyết định táo bạo…
Càng suy nghĩ càng trăn trở, một ý định táo bạo dần hình thành và ngày càng trở nên rõ ràng trong tâm trí tôi vào thời điểm đó: rẽ hướng sang con đường định cư. Mong ước của tôi là tìm ra một cách thức để bảo vệ quyền con người. Mãnh liệt hơn nữa là bảo vệ tương lai của các thế hệ con em. Sau nhiều năm đọc, học và nghiên cứu về luật tôi đã hiểu rằng, tấm “bảo hiểm” đó chỉ có thể là: sở hữu tấm “hộ chiếu thứ 2”.
Cho tới nay tôi đã có 35 năm dài hoạt động trong lĩnh vực di trú và định cư. Tôi đã từng đi qua rất nhiều nước, sinh sống ở nhiều nơi, làm qua nhiều công việc trong lĩnh vực chuyên ngành. Giờ đây tôi đã là một trong những chuyên gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực. Nhưng tôi vẫn chưa bao giờ quên đi mục đích ban sơ của mình. Cũng chưa bao giờ quên đi “câu chuyện passport” năm nào. Sứ mệnh của tôi bảo vệ cho quyền con người, cho tương lai của con trẻ.
Tôi của hiện tại…
Hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tôi cũng tự hào là người Malta duy nhất tại Việt Nam điều hành Portico & Bridge – công ty hỗ trợ di trú và định cư hàng đầu đến từ Châu Âu. Tôi cũng tự hào vì đã hỗ trợ được rất nhiều hồ sơ Việt Nam có cơ hội định cư tại nước ngoài. Giúp họ có một tương lai tươi sáng hơn. “Your Children We Care” là Slogan được đi ra từ trái tim ban sơ. Cũng là thứ để nhắc nhở tôi về sứ mệnh cả cuộc đời của mình trong lĩnh vực của mình!
“Định cư Châu Âu – Hãy để người Châu Âu đồng hành cùng bạn”. Portico & Bridge với đội ngũ chuyên gia trên toàn Thế giới của chúng tôi sẵn sàng để hỗ trợ và đồng hành cùng quý anh chị trên con đường định cư. Chuẩn bị cho một tương lai tốt nhất và sở hữu những quyền con người tốt nhất.
Gọi ngay cho chúng tôi tại 0909.898.758 để được tư vấn chi tiết
Tại PORTICO & BRIDGE, “Your Children We Care”.