CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT ĐÓN TẾT: CÚNG ÔNG TÁO
Cúng ông Táo – Với cộng đồng người Việt Nam, Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Dù ở bất cứ nơi đâu người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc. Từ những đất nước xa xôi, nhưng cộng đồng người Việt vẫn giữ trọn vẹn truyền thống tốt đẹp này. Hơn hết, phong tục cúng ông Táo vẫn được nhiều gia đình duy trì dù lễ vật không đủ như ở Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp âm lịch bếp núc sạch sẽ tiễn đưa ông Táo về trời để báo cáo những chuyện trong năm. Ngày 30 Tết đón ông Táo về nhà với niềm vui chào đón một năm mới khởi sắc.
Phong tục Cúng ông Táo
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp, mọi gia đình Việt Nam đều làm tết Ông Công – Ông Táo. Lễ cúng ông Táo cũng mang tính chất chuyển giao năm cũ với năm mới. Kể từ ngày này, người dân bắt tay chuẩn bị kỹ lưỡng cho một năm mới đang đến. Đây được coi là “sự kiện” quan trọng mở đầu cho mỗi mùa lễ Tết cổ truyền.
Đến ngày 23 tháng chạp hàng năm, Táo Quân về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc dưới hạ giới sau một năm. Cho đến giao thừa Táo Quân mới trở lại Hạ giới tiếp tục công việc của mình. Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa. Ngụ ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.
Phong tục cúng ông Táo vẫn được giữ trọn vẹn ở các quốc gia định cư
Cuộc sống đang dần hiện đại hơn nhưng ngày nay, Tết Táo Quân (đưa ông Táo về trời) vẫn giữ được những nét đẹp mang tính bản sắc truyền thống. Hơn hết, nó vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp này ở bất cứ đâu mà người Việt sinh sống ngoài Việt Nam. Ngày ông Táo về trời cũng được xem là ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán.
Dù bận bịu, hay không đủ lễ vật, các gia đình ở nơi xa xứ cũng đều dành thời gian sáng 23 tháng chạp để mua sắm đủ đầy nhất có thể cho mâm cúng ông Công, ông Táo. Việc làm này thật sự đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Được lưu truyền và bảo tồn cho đến nay.
Cúng ông Táo giữa trời New York
Giữa vùng hiện đại như New York, nhưng cứ vào 23 tháng chạp các gia đình người Việt vẫn sắp xếp thời gian để làm mâm cúng. Và cúng đưa ông Táo như ở Việt Nam. Cái Tết xa xứ vì thế mà phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà.
Truyền thống này vẫn sẽ được tiếp nối. Cuối tuần này, các gia đình người Việt sẽ lại quây quần bên nhau tiễn năm cũ, đón năm mới. rồi cùng chuẩn bị nếp, đỗ xanh, thịt lợn thật tươi ngon để nấu bánh chưng cúng giao thừa.
Một phần, họ vẫn muốn giữ gìn nề nếp truyền thống của tổ tiên. Một phần, họ cũng muốn con cái mình hướng về văn hóa Việt Nam.
Cúng ông Táo giữa trời Âu
Cũng như phong tục và truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Trong những ngày này, bà con Việt Kiều tại Châu Âu lại nhộn nhịp mua sắm tết. Bên cạnh việc chuẩn bị đồ lễ chu đáo tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Đây là nét đẹp mà bà con Việt Kiều lưu giữ từ lâu đời.
Từ sáng sớm, 23 tháng Chạp, trên các con phố có đông người Việt sinh sống tại các nước châu Âu, ai đi qua cũng có thể cảm nhận rõ rệt không khí mùa xuân ấm áp đang tràn về. Việc gói bánh chưng và hoàn tất công việc luộc bánh vào 23 tháng Chạp. Ngoài việc có bánh để gia đình cúng ông Công, ông Táo, họ còn tặng cho họ hàng. Những chiếc bánh chuẩn bị lễ cúng gia tiên trong những ngày tết sắp tới. Những đứa trẻ cũng rất háo hức khi nói về tết cổ truyền của Việt Nam cho dù vốn tiếng Việt không được nhiều.
KẾT LUẬN
Dù ở bất cứ đâu, Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt. Không chỉ là thời khắc thiêng liêng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết còn chứa đựng cả quan niệm sống cũng như tín ngưỡng, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Chính vì thế, dù ở bất cứ nơi đâu, cộng đồng người Việt vẫn luôn mong nhớ về hương vị tết cổ truyền.
Portico & Bridge là một tập đoàn di trú và tư vấn định cư hàng đầu Châu Âu, với hơn 35 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ hơn 50 chuyên gia uy tín trên toàn thế giới. Để có nhiều thông tin vui lòng liên hệ Portico & Bridge để được hỗ trợ chi tiết.
Gọi ngay cho chúng tôi tại 0909.898.758.
Tại PORTICO & BRIDGE, “Your Children, We Care”.